Hướng dẫn cách chơi Tổ Tôm cực DỄ trong 5 phút cho Người Mới
9 Lượt xemNội dung
Tổ Tôm là một trong những trò chơi bài dân gian có “tuổi đời” lâu nhất tại Việt Nam. Đây không chỉ là một trò chơi bài giải trí mà đánh Tổ Tôm còn là một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, đến nay trò chơi này đang dần bị mai một, rất ít người còn nắm được cách đánh Tổ Tôm. Trong bài viết này, hãy cùng Gamebaidoithuong.vn học lại cách chơi Tổ Tôm chi tiết chỉ trong vòng 5 phút nhé!
Bộ bài Tổ Tôm có bao nhiêu quân và cách gọi
Tổ Tôm không dùng bộ bài Tây 52 lá để chơi mà sử dụng một bộ bài riêng. Bộ bài này được gọi là bài Tôm gồm 120 lá. Trong đó, có 4 nhóm bài khác nhau, mỗi nhóm sẽ có 30 lá. Ký hiệu trên các lá bài là chữ Nho. Vì thế, đối với khá nhiều bài thủ nó rất khó phân biệt. Mỗi khi chơi các bạn chỉ cần nhớ câu “Vạn vuông, Văn chéo, Sách thì loằng ngoằng” là có thể phân biệt nhé!

Tên của mỗi quân bài sẽ được xếp từ trái qua phải. Bạn chỉ cần chú ý đến 2 thành tố là số và hoa. Trong đó:
- Hàng hoa gồm Vạn, Văn, Sách.
- Hàng số thì có 9 số từ nhất đến cửu.
Kết hợp 2 thành tố trên chúng ta sẽ có 27 loại quân bài chia thành 3 hàng như sau:
- Hàng Văn: Gồm Nhất Văn đến Cửu Văn.
- Hàng Vạn: Gồm Nhất Vạn đến Cửu Vạn.
- Hàng Sách: Gồm Nhất Sách đến Cửu Sách.
Ngoài ra, khi chơi bài Tổ Tôm sẽ có 3 loại bài đặc biệt được gọi là “yêu” như sau:
- Thang thang: có họa tiết người phụ nữ đang cho con bú
- Ông cụ: có họa hình một người già đang chống gậy
- Chi chi: có vẽ minh họa hình người cầm 2 quả chùy.
Cách xếp bài Tổ Tôm
Với số lượng lá bài nhiều và chia thành từng hàng như vậy cho nên cách xếp bài cũng không hề dễ dàng. Về cơ bản, bài Tổ Tôm không có quy định về việc xếp bài. Tuy nhiên, để chơi bài tốt hơn các bài thủ có thể tham khảo cách xếp bài dưới đây.
Cách xếp cơ bản
Cách xếp bài cơ bản nhất là xếp theo hàng ngang hoặc hàng dọc. Trong đó:
- Phu bí: 3 quân bài xếp theo hàng ngang. Nhị đi với Nhị, Tam đi với Tam,… cứ thế đến hết
- Phu dọc: 3 quân bài được xếp liên tiếp theo hàng dọc. Bắt đầu từ Nhất Sách => Cửu Sách rồi đến Nhất vạn => Cửu Vạn, Nhất Văn => Cửu Văn.

Cách xếp các tổ hợp bài đặc biệt
Ngoài ra, khi chơi bài các bạn sẽ gặp phải các trường hợp ngoại lệ khác. Các trường hợp này được gọi là phu lưng. Cụ thể cách xếp Phu lưng như sau:
- Tôm: Tam vạn, Tam sách, Thất văn
- Lèo: Cửu vạn, Bát sách, Chi chi
- Khàn: 3 quân bài giống nhau
- Thiên khai: 4 quân giống nhau
- Phỗng: 3 quân giống nhau và thêm một lá
- Cửu văn, nhất vạn, nhất sách
- Bát văn, nhị vạn, nhị sách
- Nhất + nhị + tam văn
- Cửu vạn, cửu sách, thang thang
- Cửu sách, thang thang, ông lão
Cách đánh Tổ Tôm chi tiết
Sau khi đã phân biệt được các lá bài và biết cách xếp bài thì các bạn đã có thể nhập cuộc rồi đấy. Tuy nhiên, trước khi vào sòng hãy xem qua hướng dẫn cách đánh Tổ Tôm chi tiết dưới đây nhé!
Cách chơi Tổ Tôm 4 người
Bàn chơi Tổ Tôm có 4 người thì sẽ gọi là Bí Tứ, lúc này bàn chơi sẽ có quy định như sau:
- Nhà Cái chia bộ bài thành 5 phần bằng nhau. Mỗi người chơi sẽ tự lấy 1 phần cho mình. Phần bài còn dư ra sẽ là bài chung.
- Lúc này, người ù chỉ cần có 2 lưng là đủ.
- Bài Bí Tứ không có Ù Thông, Ù Thiệp Hồng. Thay vào đó, khi chơi đánh Tổ Tôm 4 người các bạn sẽ được Ù Kính Nhị, Ù Thập Nhị Hống.

Hướng dẫn chơi Tổ Tôm 5 người
Đối với bài chơi Tổ Tôm có 5 người cách chơi và luật lệ quy định cũng sẽ có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
- Bài sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau cho 5 người chơi. Phần bài còn dư lại sẽ là bài chung.
- Trong bàn chơi 5 người nhà Cái sẽ là người đánh trước, sau đó sẽ lấy lên 1 quân dưới nọc.
- Ván chơi kết thúc khi ván chơi còn 5 lá nọc và không có ai ù. Tuy nhiên, nếu lúc này vẫn còn nhiều người chơi hợp lệ thì sẽ gộp vào 1 hội, số điểm sẽ phụ thuộc số ván ù và tỷ lệ thuận với nhau.
Cách cầm và xếp bài Tổ Tôm chuẩn nhất
Làm thế nào để cầm và xếp bài Tổ Tôm một cách “sành điệu” đúng chuẩn? Trong phần bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách cầm và xếp bài chi tiết nhé!
Với bài cầm trên tay
Thông thường để dễ chơi và kiểm soát bài nhất các bạn sẽ xếp hình nan quạt đối với bài trên tay như khi chơi bài truyền thống. Quân bài Yêu sẽ được xếp thụt xuống và nhường cho 2 quân bài giống nhau nhô cao. Những quân bài nào sắp được thành phu sẽ được xếp gần với nhau.

Ngoài ra. các bạn cũng cần chủ ý đến các trường hợp bài sau:
- Khàn: đặt úp xuống chiếu đợi quân thứ 4 xuất hiện thì mới được dậy khàn. Nếu khàn có kèm 2 phu thì sẽ úp 1 chén lên trên để đánh dấu. Nếu có quân dậy khàn sẽ ngửa chén lên.
- Ù: ăn 2 đánh 1 trả chén làng. Nếu không thông báo cho người chơi còn lại sẽ bị coi là khê khàn.
- Thiên khai: người chơi úp bài xuống chiếu, tiếp theo thiên khai lật 4 quân (quân ăn) đang úp dưới chiếu.
Với bài xếp dưới chiếu
Với bài xếp dưới chiếu thì ngoài các trường hợp thiên khai, khàn, ù như trên người chơi sẽ phải úp quân Yêu xuống. Đồng thời, khi ăn phải hạ các bài khác cùng phu trên tay xuống tránh bị lỗi “kẹp cổ”.
Điều kiện ù, các loại ù
Khi chơi bài Tổ Tôm mục tiêu của bạn chính là ù bài. Vậy điều kiện đê ù bài là gì? Trong bài Tổ Tôm có các loại ù nào? Tất tần tật sẽ được giải mã ngay trong phần bài dưới đây nhé!
Điều kiện ù theo đúng luật chơi Tổ Tôm
Để được tính là ù đúng luật người chơi cần có bài tròn, nghĩa là đủ 10 cặp chắn. Đồng thời, tất cả các quân bài sẽ được xếp được vào các phu. Người chơi phải không còn bất kỳ quân bài lẻ nào ở ngoài và còn ít nhất 1 phu lưng. Nhà cái khi lên bài mà đủ lưng, tròn bài hạ bài được ngay thì được gọi là Thiên Ù.

Các loại ù
Trong đánh Tổ Tôm có rất nhiều cước ù khác nhau. Trong đó, có những cước ù mà bạn nhất định phải nắm đó chính là:
- Ù thông: ù liên tiếp từ thứ 2 trở đi.
- Thập điềm: ù toàn quân đỏ.
- Bạch định: ù toàn quân trắng.
- Kính cụ: ù có quân ông cụ đỏ còn toàn bộ lá bài còn lại là màu trắng.
- Kính tứ cố: ù với 4 lá ông cụ đỏ còn lại là trắng.
- Chi nẩy: ù khi bốc 1 quân ở nọc lên.
Hướng dẫn cách tính điểm trong đánh Tổ Tôm
Cách tính điểm trong bài Tổ Tôm rất đặc biệt. Nguyên nhân là vì bài Tổ Tôm có rất nhiều cước ù và các tình huống ù. Mỗi một yếu tố ù như vậy sẽ có cách tính điểm khác nhau. Vì thế, người chơi buộc phải nắm được cách tính điểm này để tránh tính điểm sai hoặc để bảo vệ điểm số của mình không bị ai chèn ép. Cách tính cụ thể sẽ được hướng dẫn ngay dưới đây:
- Ù suông không có cước sắc có điểm là +1
- Ù thông có ván trước là +1
- Có tôm được +1
- Bạch thủ +1
- Xuyên 5 gian +1
- Có lèo sẽ được +2
- Thập điều sẽ là +3
- Kính cụ được +6
- Bạch định sẽ là +8
- Kính tứ cố có điểm cao nhất là +10
- Điểm 1 hội của ù suông 2 dịch 1 là 25 điểm
- Ù suông 4 dịch 2 là 50
Khi tổng đạt lớn hơn 24 hay 48 sẽ kết thúc hội. Người sở hữu điểm cao nhất sẽ là người thắng.

Các quy định khác trong cách chơi bài Tổ Tôm bạn cần nắm vững
Bên cạnh đó, bài Tổ Tôm còn có các quy định khác. Nếu không muốn bỏ mất cơ may ù cho mình cũng như tránh các lỗi phạt đền làng các bạn nên tham khảo chắc chắn các quy định này trước khi nhập sòng. Dưới đây chính là các quy định ngoại lệ người chơi nên biết.
Khàn bất thực
Khàn bất thực chính là khàn mà không ăn. Khi người chơi có phu lưng thì có thể xin khàn bất thực và dùng chén úp lại để ghi nhớ, sau đó đánh ra 1 quân khác và hô khàn bất thực ăn cả trả chén làng. Mục đích của việc này là để tạo thêm nhiều phu khác để ăn thêm điểm. Đồng thời, loại bỏ đi bớt các quân bài lẻ trong tay.
Ngoài ra, người chơi có quân giống khàn bất thực lên phải hô phỗng. Khi phỗng xong phải hạn phu dọc và trả chén làng.

Thiên khai bất thực
Thiên khai bất thực cũng là trường hợp có thiên khai nhưng vẫn không ăn ngay. Trong cách đánh Tổ Tôm người chơi có thiên khai muốn xoay thành phu dọc phải đánh đi 1 trong 2 quân. Nhưng nếu người chơi không muốn xé bài đánh đi thì sẽ hô ăn cả + tên quân đó và trả chén làng để “bất thực”.

Đánh quân
Theo luật đánh Tổ Tôm người chơi sẽ không được đánh đi quân trong phu dưới chiếu, mục đích chủ yếu là để ăn quân có cước sắc. Nếu đó không thuộc trường hợp không phải là phỗng thì không được đánh đi cả 2 và quân bài Yêu phải luôn được giữ lại. Trường hợp người chơi đánh quân phu dưới chiếu, bốc được lá bài chờ ù và khi bị ù cũng bị lỗi chèo đò.
Ăn quân
Người chơi sẽ được ăn quân khi tới cửa của mình. Trong trường hợp người chơi ăn quân ở cửa khác thì được gọi là phỗng. Đúng khàn thì dậy khàn, còn chờ ù thì sẽ phải báo ù. Kể cả quân yêu khi tới người chơi cũng phải ăn dù không muốn. Khi bạn không ăn quân nào đồng thời cũng không phỗng thì lượt sau dù có xuất hiện thì cũng không được ăn.
Khi quân lên ù mà người chơi bỏ qua không ù thì lần sau có tới cũng không thể ù. Hoặc nếu ù thì cũng không được tính điểm và chỉ được là cái. Nếu bài ai bị thừa, sẽ phải trả lá bài yêu nhất văn, không có sẽ phải trả yêu đen khác cuối cùng mới tới yêu đỏ.
Hết ván mà không ai ù
Nếu đến kết ván chơi mà vẫn không có ai ù thì người nào bốc lá cuối cùng dưới nọc sẽ được gọi là kê.

Chờ bài
Trong cách đánh bài Tổ Tôm có các trường hợp chờ bài sau:
- Chờ Thập Thành: người chơi đã xếp thành các phu, đã có lưng chỉ chờ quân yêu hay quân ghép vào các phu đó là ù.
- Chờ Bạch thủ: người chơi đã tròn bài, có lưng, có 2 quân giống nhau và chờ quân thứ 3 để thành phỗng. Khi ù người chơi phải hô phỗng.
- Chờ xuyên: người chơi chờ quân để ghép thành phu dọc làm tròn bài.
- Chi nẩy: người chơi chờ duy nhất con chi chi
Cho cái
Cho cái tức là trường hợp người chơi nào đó được lấy thêm một lá bài dưới nọc trong lượt đánh đầu tiên của ván đó. Lúc này, người ù sẽ trở thành cái ở ván sau. Hoặc trong ván đó không có ai ù, người cuối cùng bốc lá cuối cùng ở nọc lên sẽ trở thành cái, được gọi là kê.

Chia bài
Trong bài Tổ Tôm không phải ai cũng có thể chia bài. Người chia bài sẽ là 2 người ít điểm hay người bị lỗi chèo đò. Hoặc 2 người 2 bên mới ù hoặc là người ù cao điểm ván trước sẽ chia bài cho ván sau. Người được kê và người dưới kê cũng có thể chia bài. Ngoài ra, nếu không thuộc các trường hợp này thì không được giành quyền chia bài.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách đánh Tổ Tôm chuẩn xác giúp tân thủ học nhanh trong 5 phút. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn nhanh chóng nắm được cách chơi bài Tổ Tôm và nhập sòng cùng các bài thủ khác. Chúc các bạn chơi bài vui vẻ và ăn thật nhiều tiền ù nhé!